Tác dụng của nước dừa, nước cốt dừa và cách sử dụng tốt nhất - Ẩm thực quê

Tác dụng của nước dừa, nước cốt dừa và cách sử dụng tốt nhất

Tác dụng của nước dừa, nước cốt dừa và cách sử dụng tốt nhất
5 ( 100% ) 3 Đánh giá s

Nước dừa và nước cốt dừa tuy cùng được tách ra từ quả dừa nhưng hương vị và giá trị dinh dưỡng cũng như cấu trúc của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Nước dừa và nước cốt dừa được sử dụng nhiều trong các món ăn, đồ uống của người Việt . Nhưng để sử dụng chúng như nào cho hợp lý và an toàn cho sức khỏe của gia đình thì các bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Ẩm thực quê để tìm hiểu về sự khác nhau giữa nước cốt dừa và nước dừa nhé.

CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC DỪA VÀ NƯỚC CỐT DỪA TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE

1. NƯỚC DỪA VÀ NƯỚC CỐT DỪA KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nước dừa không chứa chất béo, ít năng lượng tuy nhiên lại chứa nhiều muối khoáng cung cấp nhiều năng lượng thiết yếu cho cơ thể, tăng sức đề kháng… Nước dừa có hàm lượng magie và kali lớn nên nó còn được sử dụng làm đồ uống tăng lực tự nhiên cho các vận động viên thể thao. Đây là thứ nước uống tăng lực thường được sử dụng trong các sân vận động, các phòng tập thể dục và yoga.

Còn nước cốt dừa được tạo ra bằng cách nạo và xay thật nhỏ phần cùi dừa rồi sau đó ép lấy nước. Nước cốt dừa có lượng Calories lớn và phần lớn lượng calories này là chất béo, bao gồm cả chất béo bão hòa (thứ mà ta không nên sử dụng quá nhiều).

Cứ mỗi 250 ml nước cốt dừa sẽ cung cấp 450-500 calories (gấp sáu lần so với sữa tươi tách béo) và bao gồm 50 gram chất béo và trong đó 45 gram là chất béo bão hòa. Trong khi đó mỗi 250 ml nước dừa chỉ cung cấp khoảng 45 calories.

Mặc dù nước cốt dừa rất hấp dẫn và thường được sử dụng trong các món đồ uống hoặc các món ăn như bánh mì, nếu bạn đang có vấn đề về béo phì, các bệnh về tim mạch hay có nồng độ Cholesterol cao thì bạn không nên sử dụng nước cốt dừa. Thành phần nước cốt dừa có chứa sắt, selenium, đồng, canxi, magiê, phốt pho, kali và các vitamin C, E, B1, B3, B5 và B6. Tuy nhiên lợi ích từ các vitamin và khoáng chất này không bằng tác hại của các thành phần chất béo bão hòa và calorie tiêu cực. Và hầu hết những tin đồn về lợi ích của nước cốt dừa với sức khỏe chúng ta chỉ là tưởng tượng hoặc nhầm lẫn với lợi ích của nước dừa.

2. CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC CỐT DỪA TỐT NHẤT

Do nước cốt dừa chứa quá nhiều chất béo bão hòa nên không phù hợp để ăn thường xuyên, chỉ nên ăn từ một tới hai lần một tuần. Tuy nhiên nước cốt dừa lại có tác dụng tuyệt với trong việc làm đẹp da như sau:

  • Ngăn ngừa lão hóa da: nước cốt dừa có hàm lượng đồng và vitamin C giúp duy trì sự đàn hồi của da và ngăn không cho nếp nhăn phát triển.
  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng làn da: Bạn chỉ cần thoa nước cốt dừa lên da và khoảng nửa tiếng sau là bạn có thể cảm nhận được làn da tươi mát hơn
  • Là chất tẩy trang có hiệu quả: Nước cốt dừa sẽ lấy đi các hóa chất bám chặt trong lỗ chân lông của bạn và bổ sung dinh dưỡng giúp da thông thoáng.
  • Có tác dụng chống nắng và chữa cháy nắng: Nước cốt dừa giúp làm giảm vết cháy nắng và tăng tốc quá trình hồi phục vết thương
  • Xử lý tốt các bệnh về da: nước cốt dừa có tác dụng hạn chế sự phát triển các bệnh về da như vẩy nến hoặc chàm
  • Ngoài ra nước cốt dừa còn rất có tác dụng với sự phát triển của tóc và ngăn ngừa gầu nếu ta sử dụng dể dưỡng tóc.

3. CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC DỪA TỐT NHẤT

Nước dừa không chứa cholesterol, ít đường và cacbonhydrate, nước dừa là chất lỏng tinh khiết đứng thứ hai chỉ sau nước. Nó không chỉ là một thứ nước giải khát ngọt ngào mà còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và an toàn với mọi người. Dưới đây là các tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe:

  • Tăng cường năng lượng: có lượng vitamin và khoáng chất dồi dào hơn hẳn các loại nước uống khác, nước dừa là một thức uống tăng lực tự nhiên phù hợp với tất cả mọi người
  • Giúp điều hòa huyết áp: nước dừa có nồng độ cao Kali và axit lauric giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Nước dừa giúp tăng HDL cholesterol (đây là loại cholesterol có ích) có tác dụng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: nước dừa chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế chứng khó tiêu và giảm trào ngược axit. Ngoài ra nước dừa còn chứa một lượng lớn các enzym hoạt tính sinh học tự nhiên giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Giúp cơ thể tránh mất nước: nước dừa mang lại sự cân bằng các loại đường và chất điện giải để cơ thể bạn có đủ nước, tránh tinfg trạng rối loạn điện giải gây mất nước.
  • Chống lão hóa: các cytokine trong nước dừa hỗ trợ việc hình thành và tăng trưởng tế bào. Nước dừa cũng giúp cân bằng độ pH, giữ da luôn đủ độ ẩm và khỏe mạnh, chống lại các bệnh về da.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: nước dừa cung cấp ít calo và chất béo nhưng lại nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch.
  • Giảm cân: Nước dừa giúp cân bằng lượng chất béo trong cơ thể và gián tiếp giúp bạn tăng câm chậm hơn.
Như vậy Ẩm thực quê đã chia sẻ với các bạn những điểm khác nhau giữa nước dừa và nước cốt dừa từ đó ta có những cách sử dụng nước dừa và cách sử dụng nước cốt dừa sao cho tốt nhất với mục đích sử dụng và sức khỏe gia đình. Chúc các bạn và gia đình luôn có những bữa ăn ngon miệng và an lành.

Xem bài viết hướng dẫn Cách làm nước cốt dừa sánh mịn tại nhà của Ẩm thực quê nhé.


Loading...