Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm
Cơm rượu nếp là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Nếu tự làm thì rượu nếp thơm, rượu nếp cẩm đều có có vị ngọt, dẻo mà tơi, thơm ngon hơn nhiều so với mua ở chợ. Rượu nếp làm cũng rất dễ.
Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Quan niệm xưa cho rằng ngày này các loại ký sinh gây hại nằm sâu trong bụng đúng ngày mồng 5/5 (âm lịch) mới ngoi lên. Dịp này con người có thể ăn thức ăn, hoa quả có vị chua, chát và nhất là rượu nếp là có thể loại bỏ chúng. Vì thế rượu nếp là một món ăn cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt Nam.
Ẩm thực quê hướng dẫn các bạn cách làm cơm rượu nếp đúng vị cổ truyền. Cùng tham khảo nhé!
Nguyên Liệu làm cơm rượu nếp:
- 1 Kg gạo nếp lật (nếp lứt) (là loại gạo nếp chưa được xát bỏ lớp cám) . Có thể sử dụng Nếp cẩm để làm
- 15 gram men ngọt
- Rổ thưa, lá chuối xanh
Cách làm cơm rượu nếp:
Bước 1:
Ngâm gạo nếp với nước ấm khoảng 8 tiếng cho mềm ra, nhặt sạch vỏ, hạt đen, vo gạo sơ qua nước cho sạch (ko nên vo gạo kĩ sẽ mất đi Vitamin B1), để ráo.
Bước 2:
Chẩn bị xửng hấp, nước sôi cho xửng lên hấp, làm giống như đồ xôi. Hấp đến khi thấy hạt gạo chín, bỏ ra ngâm vào chậu nước lạnh, nhấc cho ráo bớt nước rồi cho lên bếp hấp tiếp, gần được đảo lên cho xôi chín mềm đều (vì nếp lật lâu chín hơn nếp cái bình thường nên mình hấp 2 lần thế này giúp cho cơm chín mềm hơn và cũng ngon hơn, thời gian cho 2 lần hấp tổng cộng khoảng 1,5 tiếng)
Bước 3:
Cơm nếp chín cho ra đĩa lớn hoặc mâm, xới và dàn đều cơm cho nhanh nguội, để cơm nếp nguội hoàn toàn.
Bước 4:
Men rượu đem giã thật mịn.
Bước 5:
Khi nếp đã nguội hoàn toàn, lấy ½ số men rây vào, trộn cho men dính đều vào cơm.
Bước 6:
Lá chuối xanh rửa sạch để ráo, chuẩn bị 1cái rổ thưa, xếp lá chuối lên, rắc 1 lớp men mỏng lên lá chuối.
Bước 7:
Cho cơm đã trộn men ở trên vào( chia thành nhiều phần nhỏ để cho vào, sau mỗi lần cho cơm vào mình rắc thêm ít men còn lại và trộn cho đều). khi cơm đã cho vào hết, rắc 1 lớp men mỏng lên trên cùng.
Bước 8:
Sau cùng đậy lá chuối lên, lấy vật nặng đè lên (mình dùng cái đĩa sâu lòng úp lên). Đặt rổ lên cái tô lớn, khi cơm rượu ngấu nước sẽ thoát ra ngoài và chảy xuống dưới tô.
Để ủ ở nhiệt độ phòng khoảng gần 2 ngày là có thể ăn được rồi.
Bước 9:
Bỏ cơm rượu đã ngấu vào âu có nắp đậy, phần nước rượu chảy xuống dưới tô mình đổ lại lên cơm rượu,trộn đều, để tủ lạnh dùng dần (cơm rượu để tủ lạnh được khá lâu mà cũng ko bị lên men cay).
Yêu cầu sản phẩm:
Cơm rượu đạt là khi hạt cơm ngấu mềm, ngọt, bùi, căng mọng, thơm nhẹ mùi rượu. …ngồi nhấm nháp từng hạt ta cũng có thể cảm nhận rõ vị ngọt ngào, thơm nồng rất đặc trưng của món cơm rượu
-
1 Cách làm bánh giò thơm ngon đậm đà
-
2 Hướng dẫn cách làm bánh tro (bánh gio)
-
3 Nguồn gốc và những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ
-
4 Hướng dẫn cách làm XÔI CHIM BỒ CÂU ngon lại bổ dưỡng
-
5 Những thực phẩm không nên ăn khi có vết thương hở
-
6 Cách làm bột muối rang cho các món rang muối
-
7 Cách làm gà nướng than hoa thơm ngon đậm đà
-
8 Cách làm món Chuối nếp nướng chuẩn vị
-
9 Hướng dẫn làm cá hấp lá chuối