Tản mạn bát chiết yêu trong ẩm thực Việt Nam - Ẩm thực quê

Tản mạn bát chiết yêu trong ẩm thực Việt Nam

Tản mạn bát chiết yêu trong ẩm thực Việt Nam
5 ( 100% ) 3 Đánh giá s

Ngày xưa, bát chiết yêu là vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình người Việt, nó được các lò nung rải rác khắp các vùng quê bởi do thợ gốm thủ công mà làm nên. Chiếc cầu kỳ thì vẽ hoa bằng tay, chiếc giản dị thì đóng triện gỗ làm trang trí, bát men trắng trơn tru nhẵn nhụi, bát men trắng ngà lấm tấm xỉ than. Tất cả, tất cả đều vênh váo, cong cớn, mộc mạc đến thô thiển do nung lâu trong lửa than, lửa củi.

Ngày xưa, nhà giầu đựng thịt cá trong bát chiết yêu, rồi thì cỗ 6 bát 8 đĩa tượng trưng cho phất lộc phất tài.
Ngày xưa, kẻ khó múc cháo loãng ra bát chiết yêu – cháo nóng húp vòng mà, phần bởi miệng bát loe cho chóng nguội, phần bởi trông tưởng như bát cháo được nhiều.

Ở thôn bát thường được bà chủ nhà đánh dấu bằng sơn ta một ký hiệu hoặc chữ tên người con trưởng để đến khi có đám, trong làng ngoài xóm họ mượn nhau rồi sau đó căn cứ theo dấu hiệu chôn bát mà trả về chẳng lẫn đi đâu được.
Chuyện ấy cũng đã lâu rồi, nay bát chiết yêu người ta bỏ đi không còn được sử dụng bởi ai cũng thích bát tầu tròn trịa bóng bẩy lại có vẽ vời hoa hoét, ông bụt, cô tiên.

Thế nhưng….Ở quê, ông già bà cả phần vì tiếc của phần muốn lưu giữ như là kỷ vật nên không nỡ vứt bát đi mà cất trữ đâu đó nơi góc vườn xó bếp.
Thế nhưng…Nhiều năm nay chúng tôi vẫn ra sức tìm kiếm rồi hoan hỉ mang về chia sẻ với mọi người. Không lạ lẫm đâu khi cái bát yêu ngộ nghĩnh, loe loe thắt thắt ấy nằm trang trọng trên bàn ăn giữa các món ăn Hà nội bởi bát đó gắn bó một thời với lịch sử nước Nam này bạn ơi.


Loading...